Khi làm việc bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu, bực tức, chính là dấu hiệu bị stress trong công việc. Nếu không biết được nguyên nhân và cách xử lý thì stress sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc lẫn chất lượng đời sống của bạn. Để giải quyết được tình trạng này, mời bạn cùng Túi Xách Giá Sỉ tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Khái Niệm Về Stress Trong Công Việc
Stress trong công việc là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì stress trong công việc là những biểu hiện như: Lo âu, lo lắng, căng thẳng, bực tức, nóng giận mà người lao động phổ thông, dân văn phòng biểu hiện ra bên ngoài thông qua tâm trạng và nét mặt.
Nếu để lâu, không giải quyết stress khiến bạn rơi vào trầm cảm và bị mọi người xung quanh xa lánh. Và muốn chữa được stress trong công việc một cách thành công thì chúng ta phải biết được các nguyên nhân dẫn đến bị stress trong công việc.

Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Stress Trong Công Việc
Các nguyên nhân dẫn đến việc bị stress trong công việc như:
1. Môi trường làm việc làm bạn bị stress trong công việc
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra stress trong công việc. Môi trường làm việc quá tiêu cực, hoặc các đồng nghiệp ganh ghét và không hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc sẽ khiến bạn bị khó chịu, buồn bã và lo âu.
Dẫu biết làm việc thì mới có tiền để trang trãi, lo cho cuộc sống của mình, nhưng bạn à, nếu để mình tiếp xúc với môi trường làm việc tiêu cực quá lâu thì bạn sẽ bị sự tiêu cực đó tác động rồi sẽ ảnh hưởng đến người khác như: Gia đình, bạn bè, làm cho mối quan hệ giữa bạn và họ bị xa cách.
Một lời khuyên dành cho bạn là bạn có thể tiếp tục với công việc này tầm 1 đến 2 tháng, trong 1 đến 2 tháng làm việc này bạn nên kiếm một môi trường làm việc mới.
Biết đâu ở nơi đó sẽ có sếp và đồng nghiệp tốt, không những đem lại cho bạn sự thoải mái, niềm vui và sự hạnh phúc mà còn giúp bạn phát triển rực rỡ về sự nghiệp và đời sống.

2. Khối lượng công việc nhiều
Cấp trên không biết cách phân chia công việc hợp lý, giao số lượng công việc quá nhiều và yêu cầu bạn phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể. Lúc này bạn sẽ hối hả để hoàn thành số lượng lớn công việc được giao, thức xuyên đếm đến 2,3 giờ sáng khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn.
Chính điều này sẽ gây ra stress trong công việc, lúc được giao công việc nhiều và bạn biết rất rõ là bản thân mình không đáp ứng đủ, vượt xa sức lực thì bạn nên trao đổi lại với cấp trên của mình. Có thể nói rõ lý do là số lượng công việc quá nhiều, vượt sức, không thể hoàn thành một mình được cần chia ra cho những thành viên khác.

3. Làm việc trong thời gian dài
Khi làm việc, bạn không nên làm trong thời gian dài, có thể sử dụng phương pháp làm việc ngắt quãng. Làm trong 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút thì nghỉ ngơi một chút khoảng 5 đến 10 phút sẽ giúp cho não bộ được thư giãn, tránh được tình trạng căng thẳng, gây ra stress trong công việc.

4. Thức khuya
Trường hợp thức khuya để làm hoặc giải trí trên điện thoại sẽ làm bạn bị stress trong công việc. Vì sau một ngày làm việc dài, cơ thể cần được nghỉ ngơi vào ban đêm và giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng sẽ giúp cơ thể được phục hồi và tái tạo năng lượng, giúp ngày mới tràn đầy năng lượng, nâng cao chất lượng làm việc và sinh hoạt.
Nếu cơ thể không ngủ đủ giấc, chẳng hạn chỉ ngủ được 3 đến 6 tiếng thì sáng hôm sau, bạn sẽ cảm thấy mình mệt mỏi và trong lúc làm việc sẽ bị buồn ngủ, không xử lý công việc được tốt.
Thiếu ngủ, ngoài việc giảm chất lượng công việc, gây mệt mỏi và bực bội, còn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh thận, tim mạch, đột quỵ. Chính vì thế bạn nên tập thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc nha.

5. Không vận động
Người Việt Nam chúng ta cần học thói quen vận động thể thao giống như người Châu Âu. Vận động thể thao như: Tập gym ,chạy bộ sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường…
Cũng như giúp tâm trạng của bạn trở nên thoải mái, rèn luyện tính kiên trì, tránh được stress trong việc lẫn cuộc sống và chinh phục được mục tiêu đã đặt ra.
Lợi ích của việc vận động thể thao mà bạn có thể thấy là những người tập gym, chạy bộ, đạp xe đạp thường xuyên đều có làn da săn chắc và hồng hào. Vì khi vận động thể thao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi và những chất độc bên trong cơ thể sẽ đi cùng mồ hôi.

Những Giải Pháp Vượt Stress Trong Công Việc
Dưới đây là những cách xã stress trong công việc mà bạn có thể áp dụng thử:
A. Thay đổi môi trường làm việc cũ sang môi trường làm việc mới, có nhiều sự tích cực, gặp sếp và đồng nghiệp tốt sẽ giúp bạn tránh bị stress trong việc và tạo đà cho phát triển sự nghiệp và đời sống.
B. Giảm khối lượng công việc, không nên ôm đồm quá nhiều việc vào mình thay vào đó hãy biết cách từ chối, trao đổi và phân chia công việc hợp lý sẽ ngăn được tình trạng stress trong công việc, đem lại cho bạn sự thoải mái khi làm việc.
C. Không nên làm việc trong thời gian dài mà thay vào đó hãy sử dụng phương pháp làm việc ngắt quãng từ 5 đến 10 phút để não bộ được nghĩ ngơi, giúp bạn tránh bị stress trong công việc.
D. Đi ngủ đủ giấc, một giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng và thức dậy, sau khi ăn sáng hãy làm một tách cafe hoặc một tách trà sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng, nâng cao chất lượng làm việc và sinh hoạt, tránh được tình trạng stress trong công việc, làm bạn mệt mỏi, cáu gắt.
E.Tập thói quen vận động thể thao thường xuyên, chỉ cần 30 đến 45 phút mỗi ngày ở phòng tập gym, chạy bộ, hoặc đạp xe sẽ giúp nâng cao sức khỏe và làm cho tâm trạng thoải mái, từ đó sẽ tránh được stress trong công việc.
F. Dành thời gian cho bản thân sau những ngày làm việc dài, cuối tuần là lúc bạn nghỉ ngơi và vui chơi để bản thân thoải mái và có một ngày đầu tuần làm việc và những ngày sau đó trở nên tích cực.
G. Giải trí là một trong những hình thức giảm stress và tránh stress trong công việc đơn giản mà lại hiệu quả, bạn có thể rủ rê bạn của mình đi câu cá, đi bơi, hoặc có thể xem hài, phim vui nhộn và hành động, chơi game, nghe nhạc…

Đọc xong bài viết này, mình hy vọng bạn đã biết được những nguyên nhân và cách xử lý khi bị stress trong công việc để từ đó biết cách phòng ngừa cũng như đem đến cho bạn sự thoải mái và vui vẻ trong công việc lẫn cuộc sống. Bài viết này xin được phép khép lại đây, chúng ta sẽ gặp lại nhau trong bài viết tiếp theo, cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi, goodbye.
Người viết: Thanh Bảo.