Cuối tháng gần hết tiền hay với trường hợp bạn và người thân bị bệnh, tai nạn nhưng không có tiền để ứng phó mà phải đi vay mượn chính là dấu hiệu cho thấy bạn cần biết cách quản lý tài chính cá nhân. Trong bài viết hôm nay Túi Xách Giá Sỉ chia sẻ đến bạn những cách quản lý tiền bạc hiệu quả và thông minh, từ đó giúp bạn dư giả, giàu có, làm cho cuộc sống trở nên thoải mái, tốt hơn.
Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Là Gì? Vì Sao Lại Quan Trọng
Quản lý tài chính cá nhân có thể hiểu là khi kiếm được tiền, bạn phải biết cách quản lý, kiểm soát, chi tiêu tiền bạc sao cho hợp lý. Nếu chi tiêu quá nhiều, đến một lúc nào đó bạn sẽ không có tiền để trang trải cuộc sống và lo cho gia đình cũng như không có tiền để ứng phó với bệnh tật, tai nạn.
Việc quản lý tài chính cá nhân rất cần thiết đối với mỗi người vì khi biết cách quản sẽ giúp bạn dư dả, trở nên giàu có trong tương lai và có tiền để ứng phó với các trường hợp đột xuất, tự nhiên đến như tai nạn, bệnh tật, hay người thân bị bệnh.
Dư dả tiền bạc từ việc biết cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn có cuộc sống tốt hơn. Chẳng hạn như ăn đồ ăn ngon, chất lượng cao, tốt cho sức khỏe mà không cần phải ăn những món ăn rẻ tiền, lề đường hay muốn mua cái gì thì mua mà không cần phải bấm bụng, không dám chi.
Để biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thì trước tiên, bạn phải xác định các nguyên nhân khiến việc quản lý tài chính cá nhân thất bại, làm tình hình tài chính của bạn bị suy yếu, nhanh cạn kiệt.

Các Nguyên Nhân Khiến Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Thất Bại
Đây là các nguyên nhân khiến việc quản lý tài chính cá nhân thất bại làm cho tình hình tài chính của bạn bị suy yếu, cùng xem đó là những nguyên nhân gì nhé!
1. Mua sắm
Bạn biết không? Mua sắm những thứ không cần thiết chính là nguyên nhân khiến việc quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả, làm cho bạn nhanh chóng hết tiền đấy! Nếu đi làm đến ngày nhận lương, bạn cần bảo vệ số tiền của mình.
Đến ngày lương về thì những mặt hàng như điện thoại, quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp, phụ kiện thời trang, nước hoa…. Những mặt hàng này sẽ giảm giá để thu hút và kích thích nhu cầu mua sắm.
Thường có trường hợp như vầy, trước khi đến cửa hàng thì bạn đã quyết định mình chỉ mua một chiếc áo hoặc một chiếc quần nhưng khi đến cửa hàng thì thấy giày, dép giảm giá lại còn đẹp, các nhân viên bán hàng tại đó dùng những thủ thuật để làm bạn mua thêm khiến bạn chi nhiều tiền hơn .
Số tiền ban đầu bạn quyết định chi cho một chiếc áo hoặc một chiếc quần là 200.000 VNĐ nhưng sau khi mua thêm một đôi giày và một đôi dép thì số tiền có thể lên đến 500.000 VNĐ, hoặc có thể là 600.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ.
Đối với nước hoa bạn có thể thay thế bằng sữa tắm hương nước hoa, sẽ giúp cơ thể sạch sẽ và thơm tho, sẽ tiết kiệm hơn so với việc mua một chai nước hoa và một chai sữa tắm.
Còn đối với điện thoại đang dùng được thì bạn vẫn tiếp tục dùng không nhất thiết phải mua một cái mới ra vì nó chỉ được thay đổi về mặt thiết kế một tí và thêm vào một số tính năng để thú vị hơn.

2. Vay nợ, thẻ tín dụng để tiêu dùng
Các ngân hàng thường cho vay nợ, thẻ tín dụng để bạn tiêu dùng. Trường hợp này bạn nên cân nhắc bởi khi vay thì sẽ kèm theo mức lãi suất.
Số tiền phải trả hàng tháng cộng với mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra sẽ khá là cao, có thể ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân, làm bạn phải chi nhiều hơn.
Bạn có thể dùng số nợ vay từ ngân hàng để mua cho mình một ngôi nhà hoặc một mảnh đất tiềm năng và cố gắng làm việc để trả hết số nợ đó và sau này có thể cho thuê, bán căn nhà hoặc mảnh đất đó để kiếm lời. Chứ không nên dùng số tiền vay để mua xe máy, điện thoại, đồ hiệu…

3. Lối sống sang chảnh
Lối sống sang chảnh có nghĩa là thích ăn bận sang chảnh, đi đến những nơi sang trọng, đắt tiền với mong muốn là thể hiện mình. Lối sống này thường phổ biến ở những bạn trẻ vừa mới bước chân vào xã hội hoặc đã đi làm được vài năm và nhiều năm.
Việc khoác lên mình những món đồ hiệu, đắt tiền và đi ăn uống, chụp hình ở những nơi sang chảnh sẽ khó và không thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân. Bởi vì những thứ này có giá trị cao, rất đắt tiền, chỉ phù hợp với những người thu nhập cao và địa vị cao trong xã hội. Một khi đã theo lối sống sang chảnh thì bạn sẽ phải chi nhiều hơn.

4.Tụ tập, chơi bời
Rủ rê, tụ tập trong các quán bar, beer club, ăn nhậu thường xuyên không những ảnh hưởng đến quản lý tài chính cá nhân mà còn khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi và gây hại cho sức khỏe. Cắt bỏ những thứ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc và dư dả hơn đấy.

Tiết Lộ 7 Tuyệt Chiêu Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Giúp Bạn Dư Dả, Giàu Có
Sau khi đã xác định được những nguyên nhân làm tài chính dễ bị cạn kiệt thì bạn cần biết cách quản lý tài chính cá nhân để trở nên dư dả và có một cuộc sống thoải mái, tốt hơn. Dưới đây sẽ là các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, phù hợp cho người mới bắt đầu, xem xong, bạn hãy nhớ áp dụng:
1. Ghi chép lại
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản cho người mới bắt đầu là dùng bút và sổ tay hoặc tập để ghi chép lại. Bạn sẽ ghi lại hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. việc này sẽ giúp bạn biết được mình đã chi tiêu vào những cái gì rồi biết cách kiểm soát, cắt giảm để tối ưu tiền bạc.
Ví dụ khi mua đồ ăn vặt, nước uống, trà sữa, cafe thì có thể ghi chép vào sổ tay, cứ đến cuối tuần và cuối tháng, bạn hãy tính toán lại mình đã chi bao nhiêu tiền cho thứ này. Nếu sau khi tính toán thấy mình đã chi quá nhiều tiền bạn nên kiểm soát hoặc cắt luôn để tiết kiệm tiền.
Một ly trà sữa, đồ ăn vặt sẽ có giá từ 10.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ. Nếu một ly trà sữa có giá 35.000 VNĐ nhân cho ngày nào cũng uống thì mỗi tuần bạn sẽ tốn 245.000 VNĐ và một tháng sẽ là 980.000 VNĐ.
Tiêu thụ đồ ăn vặt và trà sữa mỗi ngày, không những lãng phí tiền mà còn dễ tăng cân, gây nổi mụn và mắc bệnh về tim mạch. Chính vì thế bạn nên hạn chế, chỉ ăn hoặc uống từ 1 đến 2 lần trong 1 tuần.

2. Không chi vào những thứ không cần thiết
Những thứ không cần thiết như: Chiếc điện thoại mới, quần áo, giày dép, phụ kiện vòng tay, trang sức…. Sẽ làm bạn tốn khá nhiều tiền, khiến cho việc quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả.
Thay vào đó bạn chỉ chi vào những thứ cần thiết, cố định như: Tiền nhà (điện, nước, internet), tiền xăng xe, gạo, thức ăn, nước uống, xà bông, bột giặt… Sau đó nên dùng số tiền còn lại để tiết kiệm, thực hiện những mục tiêu trong tương lai như: Mua nhà, mua đất, mua vàng, đầu tư tài chính và kinh doanh để sinh lời.

3. Tiết kiệm
Hãy trích 10-15% thu nhập của mình bỏ vào heo đất hoặc bỏ vào sổ tiết kiệm. Số tiền kiệm này sẽ giúp bạn ứng phó với những trường hợp như: Ốm, đau, bệnh, tai nạn hoặc sẽ mua được nhà, xe ô tô, đất vàng, đầu tư, kinh doanh trong tương lai.

4. Đầu tư vào bản thân
Sau khi đi làm 8 tiếng trở về nhà, chúng ta hãy dùng khoảng thời gian quý giá còn lại để đọc sách, học những khóa học dạy về kỹ năng, chuyên môn, tham gia workshop để thay đổi về tư duy, trở nên phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp, giúp bạn kiếm được nhiều tiền và có cuộc sống tốt đẹp.

5. Quản lý tài chính cá nhân với phương pháp STC
STC là phương pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản, dễ hiểu mà bạn có thể áp dụng.
Trong đó:
S là viết tắt của chữ sống.
T là viết tắt của chữ tiết kiệm.
C là viết tắt của chữ chơi.
Chữ S nghĩa là bạn sẽ chi trả những chi phí bắt buộc, cố định hàng tháng thì mới có thể sống được như: Tiền điện, tiền internet, tiền nước, gạo, thực phẩm, xăng xe, đóng học phí cho con.
Chữ T nghĩa là bạn sẽ trích 10 đến 15% thu nhập bỏ vào heo đất để tiết kiệm hoặc bỏ vào sổ/ tài khoản tiết kiệm của ngân hàng. Để mua nhà, mua đất, mua vàng hoặc ứng phó với các trường hợp bất ngờ nhue: Bệnh, tai nạn.
Chữ C là chơi, sau khi đã chi cho sống và tiết kiệm thì sẽ dư một khoảng tiền. Đối với khoảng tiền này bạn có thể mua sắm những thứ mình thích như: Một chiếc quần, một chiếc áo, đồng hồ, phụ kiện thời trang…
Đây là công thức quản lý tài chính hiệu quả mà mình được học từ kênh youtube của Web5ngay, bạn có thể áp dụng để xem như thế nào nhé!

6. Công thức quản lý tài chính cá nhân 50/20/30
50/20/30 là công thức quản lý tài chính cá nhân đơn giản, dễ áp dụng. Trong đó:
50% là con số dùng để chi những thứ cần thiết như: Tiền sinh hoạt, điện, nước, gạo, thực phẩm…
20% là con số trích ra từ thu nhập dùng để tiết kiệm để đối phó với bệnh, tai nạn, mua nhà, mua đất.
30% còn lại bạn có thể dùng nó để mua sắm những thứ mình thích như: Điện thoại mới, trang sức, quần áo, giày dép.

7. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 chiếc lọ tài chính
6 chiếc lọ tài chính là phương pháp quản lý tài chính cá nhân được nhiều người áp dụng vào cuộc sống và trở nên thành công. Trong đó:
Lọ 1 với 55% nhu cầu thiết yếu, bạn sẽ trích 55% từ thu nhập của mình để chi cho sinh hoạt, cần thiết như: Tiền điện, tiền nhà, tiền gạo, thức ăn, nước uống, internet, xăng cộ…
Lọ 2 với 10% đầu tư sinh lợi, bạn sẽ trích 10% từ thu nhập và tham gia vào chứng khoán, mua bán cổ phiếu, chơi tiền ảo để sinh lời và có thêm một nguồn thu nhập thụ động khác.
Lọ 3 với 10% quỹ tiết kiệm, bạn sẽ trích 10% từ thu nhập và để dành tiết kiệm, khoảng tiết kiệm này sẽ giúp bạn đối phó với bệnh tật, tai nạn, mua nhà, mua xe ô tô trong tương lai.
Lọ 4 với 10% phát triển bản thân, bạn sẽ trích ra 10% từ thu nhập để tham gia khóa học, mua sách về đọc để nâng cao kỹ năng trong công việc và thay đổi về tư duy.
Lọ 5 với 10% hưởng thụ cuộc sống, bạn sẽ trích 10% từ thu nhập để hưởng thụ như: Đi ăn, đi cafe, trà sữa, xem phim…
Lọ 6 với 5% thiện nguyện, bạn sẽ trích ra 5% từ thu nhập để giúp đỡ những người khó khăn trong cuộc sống.

Nhận biết được những nguyên nhân khiến tài chính của bạn nhanh cạn kiệt và biết các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả theo 7 tuyệt chiêu bên trên sẽ giúp bạn trở nên dư dả, giàu có, làm cho cuộc sống thoải mái, tích cực và tốt hơn. Túi Xách Giá Sỉ sẽ khép lại bài viết này tại đây, cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.
Người viết: Thanh Bảo.